I. Đại cương
– U tuyến yên (Pituitary adenoma) là u tân sinh nguyên phát từ tuyến yên, hầu hết phát triển từ tuyến yên trước (adenohyphophysis) và hiếm khi xuất phát từ tuyến yên sau (Neurohyphophysis).
– U tuyến yên chiếm 10% khối u trong sọ và 30-50% khối u vùng yên, gặp độ tuổi 30-50, rất hiếm gặp ở trẻ em.
– Đột quỵ tuyến yên (Pituitary apoplexy): sự tăng kích thước u đột ngột do xuất huyết và hoặc hoại tử trong u.
– Phân loại:
+ Dựa vào sinh lý bệnh chia thành loại tăng tiết hormon (Prolactin, GH) và không tăng tiết hormon.
+ Về hình thái chia làm u nhỏ hơn 1cm (microadenoma) và u lớn hơn 1cm (macroadenoma).
* Nguyên nhân
– Tăng sinh một dòng tế bào tuyến yên.
– Đột biến các gen gây ung thư hoặc các gen kìm hãm sinh u, hầu hết là ác tính, nhưng ít gặp.
– Một số đột biến khác liên quan với u tuyến tuyến yên như hoạt hóa đột biến gen, gặp 40% các u tuyến tiết GH, đột biến điểm gen tiểu đơn vị alpha của protein G làm tăng AMP vòng, do vậy tăng tiết GH và tăng sinh tế bào, đột biến gen H-ras đã xác định được trong các ung thư tuyến yên do di căn. Gen biến đổi khối u tuyến yên gặp rất nhiều trong hầu hết các typ khối u tuyến yên, đặc biệt u tiết prolactin.
– Ngoài ra, các đột biến tự thân, các yếu tố của vùng dưới đồi có thể kích thích
và duy trì sự phát triển các tế bào u tuyến đã bị biến đổi.
* U không tiết hormon
– Nang hố yên / Nang cạnh hố yên (Sella/parasella cysts): Thường gặp nhất là các u sọ hầu (craniopharyngiomas), là những nang bị vôi hóa, các khối u trên hố yên phát sinh từ những phần sót lại của tế bào có vẩy trong bào thai của khe Rathke (Rathke′s cleft). Các nang khe Rathke (Rathke′s cleft cyts) thường lành tính, tổn thương không bị vôi hóa.
– U nguyên sống (Chordomas)
+ Là những khối u ít gặp, phát sinh từ phần còn lại của nguyên sống trong mặt dốc. Các u này thường gây phá hủy xương cùng với viêm tại chỗ hay tái phát.
+ Nam giới thường gặp hơn, ở độ tuổi từ 30-50.
+ Hay gặp triệu chứng bệnh lý thần kinh sọ não và song thị. Rối loạn chức năng nội tiết không thường xuyên, khối u bị vôi hóa chỉ gặp ở 50% trường hợp.
– U tế bào mầm (Germinomas)
+ Phát sinh trong tuyến yên, trên yên, bao gồm vùng dưới đồi, giao thoa thần kinh thị giác và vùng tuyến tùng.
+ Người bệnh có triệu chứng suy hoặc cường chức năng tuyến yên; dậy thì sớm, đái tháo nhạt, rối loạn thị trường và các triệu chứng tăng áp lực sọ não.
+ Khối u di căn vào hệ thống thần kinh trung ương khoảng 10% trường hợp.
– U dạng bì (Dermoid tumors): khối u ít phát triển ở trẻ em, gây viêm màng não tái phát do sự thoát ra các thành phần của khối u.
– Di căn tuyến yên: Các di căn ung thư đến tuyến yên thường gặp nhất ở người già, thường phát sinh từ ung thư vú ở phụ nữ và ung thư phổi, ung thư ống tiêu hóa, thận, tuyến tiền liệt và da.
– Phình mạch (aneurysms): Các phình mạch có thể phát sinh từ xoang hang, hoặc từ các động mạch cảnh trong có thể tỳ đè vào thần kinh mắt và giao thị gây hẹp thị trường thái dương, liệt nhãn cầu, đau đầu nhiều, đau trên ổ mắt. Phình mạch có thể phát triển vào trong hố yên chèn ép trực tiếp vào tuyến yên làm suy chức năng tuyến yên và tăng tiết prolactin.
Tài liệu tham khảo
* U tuyến yên – BS.CKII Lý Ngọc Liên
* Pituitary Adenomas: Early Postoperative MR Imaging After Transsphenoidal Resection – Pyeong Hoo Yoon
* Cavernous Sinus Invasion by Pituitary Adenoma: MR Imaging – Jean-Philippe Cottier, Christophe Destrieux, Laurent Brunereau
* Grading of cavernous sinus invasion by pituitary macroadenoma – Dr Elnur Mehdi
* Pituitary Adenoma Imaging – Ali Nawaz Khan
* MR imaging of pituitary adenoma: CT, clinical, and surgical correlation – * Pituitary adenomas and normal pituitary tissue: enhancement patterns on gadopentetate-enhanced MR imaging – Y Miki, M Matsuo, S Nishizawa, Y Kuroda
* Sphenoid sinus ectopic pituitary adenomas: CT and MRI findings – B T Yang, MD, V F H Chong, MD, Z C Wang
* Imaging characteristics of non-tumorous sellar lesions – S. Stojanoski, D. Kozic, M. Bjelan
* Differentiation between Cystic Pituitary Adenomas and Rathke Cleft Cysts: A Diagnostic Model Using MRI – M. Park, S.-K. Lee, J. Choi
* Sellar region masses: Tips and Traps – M. E. Scherer
* Suprasellar cistern beyond the adenomas – A focused review – T. Oliveira
* Imaging of sellar and suprasellar tumours – M. Harmak, L. Noureddine, E. M. Kabir, S. lezar, M. P. F. Essodegui; Casablanca/MA
* Sellar and parasellar masses: Beyond adenoma – V. Jirankali
* Sellar region: a wide spectrum of rare tumoral and “tumor like” pathologies, pictorial essay – D. Adri
* Brain Imaging with MRI and CT An Image Pattern Approach – Zoran Rumboldt
* Pituitary gland: beyond adenomas – J. I. Muñoz López
* Factors Determining the Clinical Significance of an “Empty” Sella Turcica – Amit M. Saindane, Paolo P. Lim, Ashley Aiken
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/12/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 24/9/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/8/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 31/5/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 18/5/2023