1. Tuyến giáp
– Trên siêu âm nhu mô tuyến giáp đồng nhất, mịn, tăng âm nhẹ so với cấu trúc lân cận. Trong tuyến có các ống tĩnh mạch.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú (mô tuyến và mô đệm). – Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g (thiểu sản nếu < 10ml). – Động mạch tinh: xuất phát từ mặt trước động mạch chậu giữa động mạch thận và động mạch mạc treo tràng dưới, đi trong ống bẹn. 2 nhánh cực trên tinh hoàn: động mạch tinh hoàn và động mạch mào tinh hoàn. Có thể động mạch khác: nhánh từ động mạch hạ vị. * Giải phẫu gan – Lát cắt ngang * Giải phẫu phân thùy gan – Lát cắt dọc – Lát cắt ngang * Giải phẫu đường mật * Giải phẫu túi mật – Chiều dài: 11mm ± 2mm => Case lâm sàng 1: – Dịch dạ dày qua môn vị rõ từng đợt. – Tụy là tạng nằm ngoài khoang phúc mạc. Nằm trước khối cơ thành sau ổ bụng. Bắt ngang qua cột sống, cực phải (đầu tụy) bắt đầu từ tá tràng, cực trái (đuôi tụy) kết thúc ở lách. Là một tuyến tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (amylase, lypase, trypsin) vừa có chức năng nội tiết (insulin và glucagon). – Thận hình hạt đậu nằm phía sau ổ phúc mạc, 2 bên cột sống. * Giải phẫu thành ruột * Giải phẫu ruột thừa => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: * Giải phẫu phần phụ * Sinh lý chu kỳ kinh nguyệt * Nang sinh lý (Physiological cysts): đường kính ≤ 3cm, không sản xuất hormon. – Nang noãn (Ovarian follicle): Từ tuần thứ 2 của chu kỳ kinh, có 1 nang noãn phát triển trội lên, gia tăng kích thước trung bình 2mm/ngày để đạt kích thước 2-2.5cm (< 3cm) tại thời điểm rụng trứng. – Hoàng thể (Corpus luteum): hình thành sau khi rụng trứng, nang này có vách dày, giàu tưới máu, tạo hình ảnh vòng lửa trên Doppler “ring-of-fire”. Nang hoàng thể thoái triển vào cuối chu kỳ kinh nếu không mang thai => thể trắng.
– Kích thước tuyến giáp ở trẻ sơ sinh: dọc 18-20mm, ngang 8-9mm.
– Trẻ một tuổi kích thước dọc 25mm, ngang 12-15mm.
– Người trưởng thành kích thước dọc 30-60mm, ngang 13-18mm, dày trước sau < 20mm, eo tuyến dày 4-6mm.
– Phụ nữ có thai: tăng kích thước nhưng < 50%.
– Quanh tuyến giáp, vùng cổ có các hạch nhỏ < 8mm.2. Tuyến vú
– Mô tuyến: được chia thành 15-20 phân thuỳ, tập trung về núm vú. Sữa từ các thuỳ sẽ được đổ vào các ống góp (ĐK ~ 2mm), rồi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú (ĐK 5-8 cm). Có khoảng 5-10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú.
– Mô dưới da và mô đệm của vú bao gồm mỡ, các mô liên kết, mạch máu, sợi thần kinh và bạch huyết.
– Da vùng vú mỏng, bao gồm các nang lông, tuyến bã và các tuyến mồ hôi.
– Núm vú: nằm ở khoang liên sườn 4, chứa các đầu tận cùng thần kinh cảm giác. Ngoài ra còn có các tuyến bã và tuyến bán hủy nhưng không có các nang lông.
– Quầng vú: hình tròn, màu sẫm. Các củ Morgagni nằm ở rìa quầng vú, được nâng cao lên do miệng các ống tuyến Montgomery. Các tuyến Montgomery là những tuyến bã lớn, có khả năng tiết sữa, nó là dạng trung gian giữa tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
– Toàn bộ vú được bao bởi cân ngực nông, cân này liên tục với cân nông Camper ở bụng.
– Mặt dưới của vú nằm trên cân ngực sâu, cân này che phủ phần lớn ngực và cơ răng trước. Hai lớp cân này nối với nhau bởi tổ chức xơ (dây chằng Cooper), là phương tiện nâng đỡ tự nhiên cho vú.3. Tinh hoàn
– Trước dậy thì: tinh hoàn giảm âm, to dần đến tuổi dậy thì, sau đó càng cao tuổi càng nhỏ dần.
– Sau dậy thì có cấu trúc dạng hạt đồng nhất giống như cấu trúc tuyến giáp.
– Trung thất tinh hoàn đôi khí có cấu trúc một dải tăng âm hướng từ trên xuống dưới bên trong tinh hoàn.
– Tinh hoàn được bao quanh bởi lớp vỏ bao sợi dày (Tunica albuginea), lớp này bình thường không thấy => bộc lộ rõ khi có dịch màng ngoài tinh.
– Các vách ngăn của tinh hoàn có thể thấy dưới dạng cấu trúc dải tăng hoặc giảm âm.
– Lưới tinh hoàn có thể thấy như vùng dạng nang giảm âm hoặc nhiều vách ngăn nằm kế cận đầu mào tinh.
– Mào tinh có cấu trúc dạng cong dài 6-7cm nằm phía sau ngoài của tinh hoàn. Đầu mào tinh hoàn phình lớn, nằm gần cực trên tinh hoàn và là phần lớn nhất (5-12mm). Thân mào tinh nằm kế bờ sau ngoài tinh hoàn, thường giảm âm hơn so với đầu tinh hoàn (2-4mm). Phần đuôi gắn lỏng lẻo vào cực dưới tinh hoàn (2-5mm).
– Viền dịch mỏng ở màng tinh hoàn thường ở vùng đầu mào tinh hoàn (85%).
– Mấu phụ mào tinh hoàn, phần còn lại của ống Muller là một cấu trúc nhỏ hình bầu dục, nằm phía dưới đầu mào tinh.
– Tĩnh mạch tinh: cho tinh hoàn và đầu mào tinh hoàn đổ về tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận (trái). Tĩnh mạch tinh trong cho thân và đuôi mào tinh hoàn đổ về tĩnh mạch hạ vị.4. Lồng ngực
[gallery link="file" columns="4" ids="79017,79021,79023,79018,79012,79013,79014,79015"]
5. Gan mật
– Lát cắt dọc
– Tĩnh mạch cửa + đường mật + động mạch gan cùng phân nhánh đến các tiểu thùy gan.
– Ống mật trong các hạ phân thùy hợp lưu thành ống gan phải và ống gan trái, đường kính < 2mm. Ống gan phải và trái hợp dòng tạo thành ống gan chung, đường kính 4-5mm. Ống gan chung hợp với ống túi mật => ống mật chủ, đường kính 5-6mm (tăng theo tuổi). Ống mật chủ cùng ống tụy chính đổ vào khúc II tá tràng.
– Hình quả lê, gồm 3 phần: đáy – thân – cổ.
– Kích thước: dài 6-8cm, ngang < 3-4 cm.
– Dịch mật đồng nhất, sau ăn túi mật xu hướng xẹp.6. Ống môn vị
– Đường kính: 8,5mm ± 2,5mm
– Bề dày cơ: 1,8mm ± 0,5mm7. Tụy
– Dài 12-15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng 70-80gram.
– Tụy được chia thành 5 phần: mỏm tụy, đầu tụy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy.
– Dịch tụy được dẫn ra ngoài bởi 2 ống tuy:
+ Ống tụy chính (Wirsung): chạy dọc chiều dài tụy và kết hợp với ống mật chủ tạo thành bóng Vater trước khi đổ vào thành của tá tràng (khúc II tá tràng).
+ Ống tụy phụ (Santorini): thu nhận dịch tụy ở đầu và mỏm tụy đổ vào lỗ tụy phụ, lỗ này nằm phía trên lỗ đổ của bóng vater 1 chút.
+ Quanh lỗ đổ của bóng Vater có cơ vòng Oddi bao quanh, điều tiết lượng mật và dịch tụy đổ xuống tá tràng.
Ống tụy chính và ống tụy phụ có liên thông với nhau ở trong tụy.8. Thận
– Kích thước: dày 3cm, rộng 6cm, cao 11cm. Trọng lượng: 150gram (nam) và 135 gram (nữ).
– Rốn thận chứa mạch máu ra-vào thận và niệu quản.
– Ngoài cùng là mạc thận, bản chất là mô liên kết, gồm 2 lá (trong và ngoài). Tiếp đến là lớp mỡ quanh thận, rồi đến bao thận và cuối cùng là nhu mô thận.
– Động mạch thận: thận được cấp máu bởi động mạch thận, tách ra từ động mạch chủ bụng. Động mạch thận phải đi phía sau tĩnh mạch chủ dưới. Động mạch thận vào thận qua rốn thận, sau đó chia làm nhiều nhánh – chia các động mạch liên thùy – chia thành nhiều động mạch cung.
– Cấu tạo thận: xoang thận ở giữa – xung quanh là nhu mô thận (vỏ thận + tủy thận)
+ Xoang thận: chứa mạch máu và thần kinh thận, hệ thống đài bể thận và mô liên kết mỡ. Đài thận nhỏ nhận nước tiểu từ nhú thận, đổ ra đài thận lớn, đài thận lớn hợp thành bể thận – nối với niệu quản.
+ Vỏ thận: nằm ngay dưới bao thận, gồm cột thận (giữa các tháp thận) và các tiểu thùy vỏ từ đáy tháp thận tới bao thận.
+ Tủy thận: do các tháp thận (tháp Malpighi) tạo nên. Đáy tháp thận hướng về phía vỏ thận, đỉnh hướng về phía xoang thận, lồi vào trong xoang thận tạo nên nhú thận – nối với đài thận nhỏ.9. Ống tiêu hóa
– Lát cắt ngang: hình bia với những vòng đồng tâm.
– Cắt dọc: hình ngón tay, có 1 đầu tận.
– Không có nhu động.
– Trong lòng chứa dịch và khí.
– Xẹp không hoàn toàn khi bị đè ép đầu dò.10. Động mạch chủ
[gallery link="file" ids="87850,87851,87853"]11. Buồng trứng
– Buồng trứng
+ Buồng trứng hình bầu dục hoặc hình tròn, nằm trong hố buồng trứng (hố Waldayer), giới hạn bởi tĩnh mạch chậu ngoài, động mạch chậu trong và niệu quản.
+ Kích thước buồng trứng: cao 2.5-3.5cm, rộng 1-2cm, dày 1-1.5cm. Trọng lượng 6-13g.
+ Nang trứng nguyên thủy: bé gái vừa ra đời, trong lớp vỏ buồng trứng đã có rất nhiều nang trứng nguyên thủy. Mỗi nang trứng nguyên thủy có 1 tế bào trung tâm lớn gọi là não. Trong tuổi thiếu niêu và sau dậy thì, rất nhiều nang trứng bị thoái hóa.
– Vòi trứng
+ Hình ống, dài 6-12cm, rộng khoảng vài mm, tiếp nối với tử cung ở sừng tử cung mỗi bên
+ Đoạn sừng tử cung dài 2cm
+ Vòi trứng có 4 đoạn từ trong ra ngoài: kẽ, eo, phễu, loa vòi.
– Sau dậy thì, khoảng 10 nang trứng nguyên thủy phát triển hàng tháng tạo nên các nang trứng chín (nang Graaf). Một trong số các nang trứng chín này vỡ ra => phóng não => hiện tượng rụng trứng.
– Thể vàng (Corpus luteum): sau khi phóng noãn, thành của nang trứng chín xẹp xuống, tạo thành các nếp gấp. Các tế bào của màng hạt tao ra nhanh và chứa sắc tố vàng trong bào tương => tế bào vàng => thể vàng.
+ Nếu không có thai: thể vàng hoạt động từ 12-14 ngày sau rụng trứng, đường kính khoảng 1cm => thoái hóa mỡ và xuất hiện nhiều mô sợi => Thể trắng (Corpus albicans).
+ Ở người mang thai, thể vàng hoạt động trong suốt giai đoạn mang thai, đường kính khoảng 2.5cm.
– Từ sau tuổi dậy thì tới lúc mạn kinh, lớp vỏ buồng trứng có rất nhiều nang trứng, thể vàng ở trong mọi giai đoạn của sự phát triển.
Siêu âm đường mật