I. Cấu tạo nhãn cầu
– Hình cầu, chiều dài trục ở người trưởng thành từ 22-24mm. Trục nhãn cầu ngắn hoặc dài hơn bình thường sẽ gây tật cận thị hoặc viễn thị.
– Vỏ bọc nhãn cầu: gồm giác mạc và củng mạc
+ Giác mạc: là màng trong suốt, dai.
+ Củng mạc: mô xơ dai, dày, chiếm 4/5 sau nhãn cầu, đóng vai trò bảo vệ. Cực sau củng mạc có lỗ thủng đường kính 1.5mm để thần kinh thị giác đi qua.
– Màng mạch: còn gọi là màng bồ đào, bao gồm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Nhiệm vụ chung là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn áp.
+ Mống mắt: giới hạn mặt sau của tiền phòng và mặt trước hậu phòng. Ở giữa có một lỗ tròn gọi là đồng tử. Vai trò chính là điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua việc thay đổi kích thước của đồng tử.
+ Thể mi: là thành phần nhô lên của màng bồ đào, nằm giữa mống mắt và hắc mạc, đóng vai trò điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết ra thủy dịch.
+ Hắc mạc: là một màng liên kết lỏng lẻo nằm giữa võng mạc và củng mạc. Có nhiều mạch máu và những tế bào sắc tố đen giúp nuôi dưỡng nhãn cầu và biến lòng nhãn cầu thành buồng tối giúp hình ảnh rõ nét trên võng mạc.
– Võng mạc: nơi tiếp nhận ảnh sáng từ ngoại cảnh rồi truyền về trung khu phân tích thị giác ở vỏ não. Trung tâm võng mạc là một vùng màu sáng nhạt gọi là hoàng điểm. Cách hoàng điểm 3-4mm là gai thị, chính là điểm khởi đầu của thần kinh thị giác.
– Tiền phòng: khoang nằm giữa giác mạc phía trước và mống mắt, thể thủy tinh (thấu kính) phía sau, bên trong chứa đầy thủy dịch. Độ sâu tiền phòng thay đổi theo tuổi, càng lớn càng giảm do thể thùy tinh tăng lên.
– Hậu phòng: bên trong chứa đầy dịch kính, giới hạn trước là mống mắt và giới hạn sau là mặt trước của màng dịch kính. Hậu phòng thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử.
– Thể thủy tinh (thấu kính): 2 mặt lồi, treo cố định vào thể mi nhờ các sợi của vòng mi (dây Zinn). Mặt trước tiếp giáp với mống mắt, mặt sau tiếp giáp với khoang dịch kính. Thấu kính giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng vị trí võng mạc khi nhìn xa hoặc thay đổi độ dày để nhìn gần.
– Nón cơ: là cấu trúc được tạo thành bởi các cơ vận nhãn, có điểm bám chung là vòng Zinn ở đỉnh hốc mắt, chia thành 2 khoang: trong nón (phía trong cơ) và ngoài nón (phía ngoài cơ).
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 30/1/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 27/2/2022
# Cập nhật nội dung bài viết 26/10/2019
# Cập nhật nội dung bài viết 13/7/2019
Cập nhật nội dung bài viết 7/4/2019
– Việt hóa giải phẫu MRI ổ mắt & Dây TK thị giác.