I. Đại cương
– Tổn thương bề mặt não liên quan với chấm xám vỏ não
– Do sự va chạm giữa nhu mô não với xương sọ hay màng cứng hoặc tổn thương dạng trượt, do vỏ não gắn chặt vào màng não, nhu mô não bên dưới vỏ não chuyển động tự do hơn so với vỏ vỏ não, gây tổn thương não.
– Tổn thương hay gặp ở thùy thái dương, thùy trán, cạnh đường giữa hoặc ngay tại vùng vỡ, lún sọ.
II. Chẩn đoán CLVT
* Đặc điểm hình ảnh
– Vùng nhu mô não có cấu trúc không đồng nhất, các ổ tăng tỷ trọng tự nhiên do máu tụ xen kẽ các ổ giảm tỷ trọng của nhu mô não phù nề.
– Hình dạng và tỷ trọng của vùng tổ thương biến đổi theo sự tiến triển lan rộng và thoái triển của khối máu tụ.
– Ranh giới không rõ, bờ không đều.
– Mất ranh giới vỏ – dưới vỏ.
– Phù nề xung quanh.
– Hiệu ứng khối: đè ép não thất, đè đẩy đường giữa
=> Case lâm sàng 1:
=> Case lâm sàng 2:
=> Case lâm sàng 3:
=> Case lâm sàng 4:
=> Case lâm sàng 5:
* Sản phẩm chảy máu
* Giai đoạn tụ máu
– Giai đoạn tối cấp (< 12h – 1 ngày): có thể đồng tỷ trọng với nhu mô não bình thường (45-60HU) hoặc các nốt nhỏ tăng đậm độ.
– Giai đoạn cấp tính (< 1-3 ngày)
+ Khối tăng tỷ trọng trong nhu mô (80HU).
+ Các tổn thương mới xuất hiện, tổn thương cũ lớn hơn, rõ hơn tạo thành khối máu tụ rõ.
+ Đánh giá trên các hướng cắt khác nhau để tránh bỏ qua các vị trí tổn thương kín đáo.
– Giai đoạn bán cấp (3 – 14 ngày): Theo thời gian, tỷ trọng máu tụ giảm dần => hình ảnh nhuyễn não.
=> Phân biệt ổ đụng dập cũ:
+ Viêm não: không có tiền sử chấn thương, ảnh hưởng chất trắng nhiều hơn.
+ Nhồi máu não: không có tiền sử chấn thương, hình giảm đậm độ hình chêm, liên quan cả chất xám và chất trắng, theo vùng phân bố mạch máu.
+ U não: tính chất bắt quang sau tiêm, hiệu ứng khối…
* Tổn thương phối hợp
– Chảy máu dưới nhện, tụ máu não thất, tụ máu màng não.
=> Case lâm sàng 1:
– Tụ máu dưới da đầu, vỡ xương hộp sọ, dị vật kim khí.
III. Phân biệt
* Xuất huyết não
– Ổ máu tụ do tai biến mạch não thường nằm sâu ở vùng nhân xám trung ương, còn ổ máu tụ do chấn thương thường nằm gần các vùng mà lực tác động.
– Tràn máu não thất và xuất huyết ở vùng nhân xám trung ương rất hiếm gặp trong chấn thương sọ não.
* Nhồi máu chuyển dạng
– Nhồi máu chuyển dạng chảy máu: hình ảnh ổ chuyển dạng chảy máu nằm trong vùng tổn thương nhồi máu giảm tỷ trọng cả chất trắng và chất xám vỏ não, thuộc vùng cấp máu động mạch.
* U não chảy máu
– Không có tiền sử chấn thương, không tổn thương phần mềm.
– Vùng phù não rộng.
– Tổn thương u ngấm thuốc sau tiêm.
* Cavernoma
– Không tiền sử chấn thương, không tổn thương phần mềm.
– Tổn thương thường kèm vôi hóa.
– Phù não không rõ.
* Phình động mạch não
– Túi phình chưa vỡ thường hình tròn hoặc bầu dục, ranh giới đều rõ, không hiệu ứng khối.
– Túi phình vỡ thường kèm tụ máu quanh túi phình và chảy máu dưới nhện lan tỏa.
IV. Chẩn đoán MRI
– Tín hiệu vùng đụng dập chảy máu phản ánh đặc tính nhiễm từ của những sản phẩm của hemoglobin trong máu cục.
* Giai đoạn tối cấp (< 24h – oxyhemoglobin nội bào):
– T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu.
– T2*: viền giảm tín hiệu ngoại vi không liên tục.
– Tăng tín hiệu trên DWI, giảm trên ADC.
– Trong giai đoạn này nếu oxyhemoglobin chuyển thành deoxyhemoglobin, tín hiệu giảm trên T1W và T2W. Quá trình này xảy ra đầu tiên ở ngoại vi => ó thể thấy viền giảm tín hiệu trên T1W và T2W.
=> Case lâm sàng 1:
=> Case lâm sàng 2:
* Giai đoạn cấp (1-3 ngày – Deoxyhemoglobin nội bào):
– T1W: tín hiệu trung bình hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: giảm tín hiệu.
– T2*: giảm tín hiệu đồng nhất.
– Giảm tín hiệu trên DWI và ADC.
– Nếu xảy ra quá trình chuyển đổi deoxyhemoglobin thành methemoglobin nội bào, tín hiệu trở nên sáng hơn trên T1W nhưng vẫn tối trên T2W. Khi quá trình chuyển đổi này xảy ra, có một thời điểm khối máu tụ đồng tín hiệu trên T1W và viền ngoại vi tăng tín hiệu trên T1W.
=> Case lâm sàng 1:
* Giai đoạn bán cấp sớm (3-7 ngày – Methemoglobin nội bào):
– T1W: tiến triển từ đồng tín hiệu thành tăng tín hiệu.
– T2W: giảm tín hiệu.
– T2*: vùng giảm tín hiệu đồng nhất.
– Giảm tín hiệu trên DWI và ADC.
* Giai đoạn bán cấp muộn (7-14 ngày – methemoglobin tự do):
– T1W: các vùng tăng tín hiệu ngày càng mở rộng.
– T2W: trung tâm tăng tín hiệu, viền giảm tín hiệu.
– T2*: viền giảm tín hiệu liên tục.
– Tăng tín hiệu trên DWI, giảm trên ADC.
=> Case lâm sàng 1:
=> Case lâm sàng 2:
* Giai đoạn mạn (> 14 ngày – Hemosiderin):
– Vùng ngoại vi: đồng hoặc giảm tín hiệu trên T1W, giảm tín hiệu trên T2W.
– Vùng trung tâm: đồng hoặc giảm tín hiệu trên T1W, tăng trên T2W.
– T2*: vùng giảm tín hiệu ngoại vi.
– Giảm tín hiệu trên DWI, tăng trên ADC.
Tài liệu tham khảo
* Intracranial hemorrhage made easy – a semiological approach on CT and MRI – C. Scheau, A. E. Ghergus, G. Popa, E. M. Preda
* Brain Contusion Imaging – Denise L Morales, MD; Chief Editor: James G Smirniotopoulos
* Traumatic Brain Injury: Imaging Patterns and Complications – Andrew D. Schweitzer, Sumit N. Niogi, Christopher T. Whitlow, A. John Tsiouris
* Imaging Evaluation of Acute Traumatic Brain Injury – Christopher A. Mutch, MD, PhD, PGY5 Radiology Resident, Jason F. Talbott, MD
* Traumatic brain injury: what every radiologist should know – A. Manzella, I. D. S. C. Oliveira, A. Alcoforado, R. Gonçalves dos Santos
* Intracranial hemorrhage: principles of CT and MRI interpretation – P M Parizel, S Makkat, E Van Miert, J W Van Goethem
* All that bleeds is not black: susceptibility weighted imaging of intracranial hemorrhage and the effect of T1 signal – Michael B Salmela, Shri H Krishna, Douglas J Martin
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/2/2023